Phát hiện và tên gọi Callisto_(vệ_tinh)

Zeus quyến rũ Callisto

Galileo phát hiện ra Callisto cùng với 3 vệ tinh Ganymede, Io và Europa gần như đồng thời trong tháng 1 năm 1610[1].

Simon Marius là người đầu tiên đề nghị đặt tên cho các vệ tinh lớn nói trên, trong đó có Callisto[17]. Ông đã gửi những đề nghị của mình cho Johannes Kepler[18]. Thế nhưng trong nhiều thế kỉ, người ta không thích gọi tên những vệ tinh như vậy, chỉ đơn giản là Jupiter IV theo cách gọi lúc ban đầu của Galileo (có nghĩa là vệ tinh thứ tư của Sao Mộc)[19]. Mãi đến giữa thế kỉ 20, cách gọi tên theo các vị thần như đề nghị ban đầu của Simon Marius mới trở nên phổ biến.

Callisto là một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, một trong nhiều người tình của Zeus (Sao Mộc được đặt tên là Jupiter, chính là Zeus theo thần thoại Hy Lạp). Là con gái của Lycaon, vua xứ Arcadia, Callisto là một nữ thần theo hầu nữ thần săn bắn Artemis. Giống như những nữ thần khác phụ tá cho Artemis, Callisto thề giữ trọn trinh tiết. Thế nhưng Zeus đã hóa thân thành Artemis để lừa Callisto và sau đó, quan hệ với nàng (đây là một ví dụ về quan hệ đồng giới trong thần thoại Hy Lạp). Callisto do không giữ được lời thề, đã bị biến thành một con gấu. Con của Callisto và Zeus chính là Arcas, sau này do không biết gấu chính là mẹ mình, đã bắn Callisto. Zeus sau đó đã biến cả hai mẹ con thành hai chòm sao Đại HùngTiểu Hùng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Callisto_(vệ_tinh) http://link.springer.com/article/10.1007%2Fs11214-... http://www.lpl.arizona.edu/~showman/publications/s... http://lasp.colorado.edu/~espoclass/homework/5830_... http://adsabs.harvard.edu//full/seri/AJ.../0012//0... http://adsabs.harvard.edu/abs/1999Icar..140..294M http://adsabs.harvard.edu/abs/2000P&SS...48..829G http://adsabs.harvard.edu/abs/2001Icar..153..157A http://adsabs.harvard.edu/abs/2002ApJ...581L..51S http://adsabs.harvard.edu/abs/2002Icar..159..500M http://adsabs.harvard.edu/abs/2002JGRA.107kSIA19K